Portfolio được coi là một trang thông tin cá nhân giúp cho những người mới bắt đầu đi làm hay những freelancer có thể tìm thấy job nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian tìm việc. Nếu bạn có một Portfolio đẹp, sáng tạo cùng nhiều thành tựu bên trong đó thì chắc chắn cơ hội tuyển dụng bạn sẽ cao hơn là những ứng viên chỉ gửi vỏn vẹn một chiếc CV ngoài kia. Vậy làm sao để tạo portfolio “Ăn tiền” theo đúng nghĩa? cùng Mobiwriters tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Mục Lục
1/ Portfolio là gì?
Portfolio là một trang tính, website hoặc các ứng dụng lưu trữ những sản phẩm, ấn phẩm, thông tin các dự án mà bạn đã làm việc. Có thể kể đến như những hình ảnh, video, số liệu đạt được hay các chương trình, hoạt động, giải thưởng mà bạn đã tham gia. Portfolio giúp cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn hơn cũng như công việc và thành tựu của bạn trong suốt quá trình học tập và làm việc.
Một người có Portfolio khi đi tuyển dụng luôn có lợi thế hơn so với những người không có. Với một ứng viên có năng lực và được thể hiện khi bạn tạo portfolio thì việc deal lương sẽ dễ dàng và doanh nghiệp có lý do đễ giữ bạn lại.
2/ Sự khác biệt giữ Portfolio và CV
Mọi người thường lầm tưởng và đánh đồng 2 khái niệm về CV và Portfolio nhưng hoàn toàn không phải. CV sẽ bị giới hạn trong từ 1-2 trang giấy, chủ yếu nói tóm tắt, tóm gọn lại về toàn bộ thông tin, trình độ, kinh nghiệm và trải nghiệm một cách vắng tắt để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm rõ. Có thể dùng CV đối với một số công việc văn phòng không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng.
Nhưng đối với những ngành nghề mang tính sáng tạo và cạnh tranh cao có thể kể đến như: Thiết kế đồ họa, Marketing, Lập trình viên, Sáng tạo nội dung, … thì bên cạnh CV những người làm việ ở những ngành nêu trên đều bắt buộc cần có Portfolio dù ít dùng nhiều dự án.
Portfolio không bị giới hạn ở bất cứ đâu, số lượng công việc và thành tựu bạn đạt càng nhiều thì portfolio của bạn càng dày kinh nghiệm. Có rất nhiều người lựa chọn lưu các dự án vào Driver, Icloud, MEGA,… Thậm chí nhiều người còn xuất bản portfolio như một cuốn tạp chí. Nhưng đối với bản thân mình, đặc biệt là những bạn làm về Marketing. Mình khuyên các bạn nên lưu trữ những ấn phẩm tại Behance. Đây là một website miễn phí giúp bạn đăng tải các dự án để tạo một bộ Portfolio một cách dễ dàng nhất.

Đọc thêm: 5 lý do bạn nên chọn Upwork để bắt đầu công việc Freelance, 5 kỹ năng Digital Marketing ước gì có người nhắc mình sớm hơn
3/ Những phần nên có trong một chiếc Portfolio hoàn chỉnh
Thông tin người sở hữu Portfolio và dự án: Bao gồm họ và tên, năm sinh, biệt danh, thông tin dự án, đối tác và quyền bảo mật thông tin (Copy Right)
Góc nhìn của bạn về ngành nghề: Một đoạn ngắn nói về trải nghiệm của bạn trong nghề và những triết lý trong công việc.
Mục tiêu tương lai trong lĩnh vực: Ai cũng có mụ tiêu trong công việc của mình vậy nên đừng ngần ngại hia sẻ trong Portfolio để nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu của bạn.
Chứng chỉ/ Bằng cấp/ Trình độ: Một yếu tố không thể thiếu trong portfolio để thể hiện trình độ học vấn và kiến thức của bạn.
Kỹ năng bổ sung: Đa phần những kỹ năng này sẽ dựa vào những phần mềm hay ứng dụng mà bạn có thể sử dụng phục vụ công việc của mình.
Thông tin các ấn phẩm: Những sản phẩm, thành tựu bạn đã đạt được nên có những thông tin như doanh nghiệp, ngày tháng năm, mô tả ngắn gọn về quá trình bạn làm
Hình ảnh về ấn phẩm hoàn thiện: Sẽ thật mơ hồ nếu bạn hỉ gõ vài dòng text về thành tựu, sản phẩm mà bạn đã làm được. Vậy nên hãy chụp thật nhiều ảnh về những gì bạn đạt được trước khi tạo Portfolio cho bản thân
4/ Khi nào bạn nên dùng Portfolio?
Mặc dù là Porfolio khá quan trọng nhưng không phải lúc nào portfolio sẽ phát huy tác dụng của mình. Đối với một số công việc không đòi hỏi tính sáng tạo cao hay nói thẳng ra là không cần portfolio thì bạn không cần gửi ho nhà tuyển dụng. Hoặc khi doanh nghiệp yêu cầu không gửi tệp CV đính kèm Portfolio thì bạn cũng không nên gửi vì cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp tự đánh giá được ứng cử viên thông qua việc phỏng vấn mà không phải dựa vào những ấn phẩm mà bạn đã làm trong Portfolio.
Portfolio sẽ được dùng phổ biến khi những công việc của bạn cần tính sáng tạo như thiết kế, Marketing, kiến trúc, lập trình,… Và khi nhà tuyển dụng không có đề cập gì đến portfolio thì bạn hoàn toàn có thể gửi để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực.
5/ Lưu ý dành cho học sinh – sinh viên
Đối với những bạn học sinh – sinh viên, các bạn hãy tạo Portfolio cho riêng mình, thay vì việc đi xin việc chỉ với một chiếc CV chóng vánh. Đừng bỏ qua những thành tự của bạn khi đi học, đi thực tập, thử việc. Hãy chụp lại hết những gì mà bạn có thể hoặc sắp đạt được trong một doanh nghiệp. Để sử dụng nó làm “bằng chứng” giúp bạn vượt qua những cột mốc tiếp theo trong những công việc sau này.
Lấy một ví dụ nhỏ khi bạn làm chạy quảng cáo, thay vì việc bạn chỉ chạy ngày này qua ngày khác thì mỗi ngành bạn nên chụp lại số tiền, doanh số, lợi nhuận của bạn đem lại cho doanh nghiệp. Sử dụng những thông tin đó để tạo portfolio cho riêng mình. Chắc chắn sau khoảng 1-2 thàng kèm theo việc tự tạo Portfolio và học hỏi từ những người đi trước sẽ đem lại cho bạn một kết quả đáng mong đợi kể cả khi bạn đi làm freelance.
Tổng kết lại
Portfolio là một thứ không thể bỏ qua đối với những người đi làm. Đừng tiếc một vài giờ để tạo cho mình một chiếc Portfolio đẹp mà để khi chúng ta tuột mất cơ hội để apply vào một công việc tốt, mức lương tốt cho tương lai.